Loại rau củ tốt cho bà bầu

VIỆT NHẬT chuyên cung cấp nông sản giá sỉ cho bệnh viện, nhà hàng, trường học, sân bay ....

Email: xuatnhapkhauvietnhat@gmail.com

Loại rau củ tốt cho bà bầu
Ngày đăng: 05/09/2022 11:16 PM

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong thời thai kì là cực kỳ quan trọng. Trong thời gian này bà bầu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tốt cho việc phát triển của trẻ. Dưới đây NÔNG SẢN VIỆT NHẬT xin giới thiệu các loại rau củ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu bạn nên tham khảo.

1. Củ sen

Chúng tôi muốn giới thiệu củ sen là số 1 bởi những ưu điểm này. Củ sen rất giàu tinh bột, vitamin và các khoáng chất có lợi cho cả mẹ và bé. Những nghiên cứu cho thấy rằng, củ sen có tác dụng rất tốt cho lá lách, dạ dày, dưỡng ẩm da và thanh nhiệt cơ thể.

Đặc biệt với những phụ nữ mang thai, ăn củ sen đúng cách còn giúp loại bỏ những độc tố tích tụ ở vùng bụng, kích sự thèm ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Không những vậy đối với những người cuối thai kỳ củ sen giúp tăng cường tiết sữa.

Có một món ăn với củ sen mà các bà bầu nên làm đó là canh xương sườn heo hầm củ sen. Món ăn này rất bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, cầm máu, dưỡng ẩm da, tốt cho thận, giúp nuôi dưỡng máu, tăng cường niêm mạc dạ dày và cải thiện đường tiêu hóa.

2. Tảo bẹ

Là một trong những thực phẩm mà thế giới săn lùng bởi tác dụng tốt của nó. Nhưng ở Việt Nam nó lại bị bỏ phí.Tảo bẹ có hàm lượng lớn sắt và i-ốt rất tốt cho thời kỳ mang thai của phụ nữ.

Theo những nghiên cứu cho thấy i-ốt có tác dụng sản xuất thyroxine còn sắt là nguyên tố chính để sản xuất các tế bào máu. Đó là những thành phần cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, sự phát triển não bộ của thai nhi cần đầy đủ các hormone của tuyến giáp, sự thiếu hụt i-ốt là nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của não bộ, khiến trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ thấp bé cùng hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm.

 

Dẫu tốt là vậy nhưng các bà bầu không nên quá lạm dụng Tảo Bẹ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng nếu phụ nữ mang thai ăn quá 200gr Tảo Bẹ mỗi ngày sẽ gây tình trạng thừa i-ốt. Đối với thai nhi, tình trạng thừa i-ốt quá mức sẽ gây bệnh cường giáp và tình trạng thiếu oxy tuyển giá có thể xảy ra sau khi sinh.

3. Củ cải

Củ cải là món ăn rất quen thuộc với người Việt Nam. Trong củ cải trắng lượng vitamin rất giàu. Thống kê gần đây cho thấy rằng hàm lượng Vitamin C trong củ cải trắng cao gấp 6 lần so với táo. Trong khí đó, lượng Vitamin A dồi dào trong củ cải đỏ giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, sỏi mật và tăng cường thị lực cho thai nhi.

 

Không những vậy, thành phần đường enzym có trong củ cải trắng giúp phân hủy tinh bột và các chất béo bên trong thực phẩm
Ngoài ra, thành phần đường enzym có trong củ cải trắng giúp phân hủy tinh bột và các chất béo có trong thực phẩm, làm tăng cường hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Do vậy, miễn không phải là dùng chế biến các món cay, dù là củ cải trắng hoặc củ cải đỏ đều tốt cho phụ nữ mang thai.

Đối với củ cả trắng và củ cải đỏ, mẹ bầu có nấu với thịt heo hoặc thịt gà đều tốt cho thai nhi. Nhưng có một lưu ý nhỏ để các mẹ chú ý, đó là không nên ăn chung củ cải với trái cây vì sự kết hợp của các chất dinh dưỡng trong 2 loại này làm tăng cường vai trò của thiocyanate gây ức chế tuyến giáp.

4. Bông hẹ

Bông hẹ được tìm thấy rất nhiều từ ngoài chợ tới trong Siêu Thị, đó là một gia vị quen thuộc của chúng ta. Trong bông hẹ rất giàu Cellulse và các thành phần dinh dưỡng khách có lợi cho sức khỏe.

 

Với mẹ bầu, bông hẹ có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giảm các triệu chứng thai kỳ nhưng buồn nôn, nôn mửa. Mẹ bầu trong thời kỳ này rất dễ bị táo bón do tử cung chèn ép trực tràng, bông hẹ trong trường hợp này sẽ có tác dụng nhuận tràng tốt cho tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của Tây Y, bông hẹ làm tăng tính nhạy cảm với insulin, nhờ đó sẽ giảm đáng kể lượng mỡ máu, ổn định đường huyết và ngăn ngừa xơ vữa động mạnh cũng như bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong bông hẹ còn là một loại kháng sinh hoạt động mạnh trong việc chống tụ cầu và ngăn ngừa các vi khuẩn khác xâm nhập.

5. Gừng

Đặc tính của gừng có tính ấm, giàu vintamin A, C, tinh bộ và chất xơ. Trong Đông Y, gừng được sử dụng rất nhiều cho các bài thuốc cổ. Gừng có tác dụng trị chứng đổ mồ hôi, nôn mửa, cảm lạnh, giải độc…Đối với phụ nữ mang thai, gừng giúp đặc trị ốm nghén hiệu quả trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Người xưa có câu: “Ăn gừng vào buổi sáng tốt hơn cả nhân sâm, ăn gừng vào buổi tối chẳng khác nào ăn thạch tín“, có nghĩa là ăn vào buổi sáng thì có lợi nhưng ăn vào buổi tối là có hại. Các mẹ bầu cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Tốt nhất, mẹ nên ăn gừng trong các món canh hoặc gừng đã được nấu. Tuyệt đối, mẹ không nên ăn gừng một mình hoặc ăn với giấm hay quá lạm dụng gừng vì điều đó sẽ chỉ gây tác dụng ngược.

6. Rau bina/ cải bó xôi

Rau bina chứa hàm lượng lớn axit folic, trong 100gr rau bina có khoảng 50mg axit floic. Trong thời gian 3 tháng đầu của mẹ bầu, đây là thành phần không thể thiếu để bổ sung cho mẹ. Tuy nhiên, axit folic dễ hòa tan trong nước, do vậy, khi chế biến món rau này, mẹ không nên cắt nhỏ khi rửa sạch.

 

Đặc tính tốt khác nữa của rau cải bó xôi là cung cấp nhiều vitamin B, chất thiết yếu giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng chậu, chống mất ngủ và giảm các triệu chứng thai kỳ khác.
Tuy nhiên khi chế biến các mẹ nên trụng rau bina vào nước sôi để loại bỏ các axit oxalic. Bởi axit oxalic có trong rau cải bó xôi gây cản trở hấp thu các nguyên tố vi lượng như sắt và kẽm.

7. Ngô

Thực phẩm này quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được xếp vào những loại ngũ cốc tốt cho mẹ bầu. Dưới đây là những lợi ích không thể chối cãi của Ngô.

 

– Ngô rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin, selen và magiê. Hơn nữa, ngô chứa nhiều axit béo không bão hòa, cao gấp 4 – 5 lần so với gạo tẻ, rất có lợi cho sức khỏe;

– Ngô giàu vitamin B2, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thai nhi;

– Ngô giàu axit amin như axit aspartic và axit glutamic, rất có lợi cho sự phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh cho thai nhi.

Trên đó là những thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ bầu có thể chọn lựa cho thời kỳ mang thai. Nhưng vẫn có vài lưu ý nhỏ khi chế biến và sử dụng chúng.

– Rau phải được rửa sạch;

– Nên ngâm muối trước khi chế biến;

– Loại bỏ các lá bị vàng úng;

– Chú ý sự kết hợp với các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất và bé phát triển hoàn thiện.

Zalo
Hotline